Ngôn ngữ
XỬ LÝ CHỐNG THẤM SÀN VỆ SINH

XỬ LÝ CHỐNG THẤM SÀN VỆ SINH

  1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm, mốc nhà vệ sinh:
  • Do quá trình thi công chủ đầu tư không làm đúng theo quy trình chống thấm
  • Chất lượng bê tông khiến cho vị trí của các ống thoát nước trên sàn, hộp kĩ thuật, chân tường bị rạn, nứt
  • Không khảo sát, kiểm tra kĩ trước khi thi công lớp chống thấm dẫn tới không đảm bảo
  1. Biện pháp khắc phục
  • Thường xuyên kiểm tra đường ống nước để phát hiện rò rỉ và khắc phục kịp thời
  • Kiểm tra định kì, vệ sinh ống nước, sàn mái, nhà vệ sinh để tránh bị ứ đọng nước trên sàn gây ra nấm, mốc
  • Kiểm tra vị trí tiếp giáp tường, sàn nhà, trần nhà với các thiết bị công nghệ kĩ thuật cao, từ đó phát hiện nhanh chóng các vết nứt gây thấm, mốc cho công trình để khắc phục càng sớm càng tốt.
  1. Phương pháp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả
  • Đối với nhà vệ sinh xây mới:
Bước 1 : Xử lý ống thoát sàn bằng cách đục, mở rộng miệng sâu khoảng 4cm, sau đó quấn thanh trương nở Hyperstop 2015 xung quanh. Tiến hành dùng vữa kết nối ( xi măng + sika latex) đổ xung quanh sau đó đổ vữa không co ngót: Sika grout, Max grout… lấp đầy bằng sàn.
Bước 2 : Sau khi xử lý cổ ống xong, tiến hành vệ sinh bề mặt thật sạch sẽ: đục tẩy tất cả những vữa thừa, tạp chất, bụi bẩn. Nếu như chân tường chưa trát vữa ta cần trát một lớp vữa mỏng trước.
Bước 3 : Sử dụng phụ gia chống thấm 2 thành phần gốc xi măng kết hợp Polymer là Masterseal 540 quét xung quanh chân tường trước (vén cao từ mặt sàn lên cao 20cm ). Ngay sau khi lớp chống thấm thứ nhất chưa khô ta dùng lưới sợi thủy tinh dán lên trên. Sau đó quét chống thấm toàn bộ mặt sàn với định mức 0.75kg/m2.
Bước 4 : Sau khi lớp chống thấm thứ 1 khô, tiếp tục quét lớp chống thấm thứ 2 với định mức 0.75kg/m2.
Bước 5: Sau khi lớp chống thấm thứ 2 khô hoàn toàn, trộn vữa, xi măng, cát vàng với sika latex hoặc latex tương đương cán 1 lớp vữa dày 2-3cm lên trên bề mặt
Bước 6 : Đợi lớp vữa chống thấm khô ta tiến hành dán gạch và hoàn thiện.
  • Đối với nhà vệ sinh sửa lại :
Bước 1 : Trước tiên cần xác định nguyên nhân gây thấm, dột:
  • Do cổ ống thoát sàn bị hở do lâu ngày chất lượng không đảm bảo
  • Do giữa chân tường và sàn vệ sinh
  • Do sàn vệ sinh bị nứt dẫn tới hiện tượng thấm , dột
  • Do đường ống nước bị hỏng
Đối với mỗi nguyên nhân gâ ra thấm, dột chúng ta có một hướng xử lý khác nhau. Do đó cần xác định chính xác nguyên nhân gây thấm, dột để xử lý chống thấm dột được hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất.
Bước 2 : Tiến hành xử lý chống thấm.
  • Đối với các nguyên nhân do cổ ống : Đục lớp gạch xung quanh cổ ống lên và xử lý lại bằng cách quấn lại cao su trương nở và rót vữa grout, sau đó quét lại 2 lớp Masterseal  540 rồi lát lại gạch.
  • Đối với khe hở giữa tường và sàn mái thì cần đục hàng gạch ở chân tường và 1 hàng dưới sàn. Sau đó xử lý chống thấm lại theo quy trình ở trên như đối với nhà xây mới.
  • Đối với nguyên nhân do vết nứt trên sàn: Cần xác định chính xác vị trí vết nứt, sau đó đục lại lớp gạch ở vị trí vết nứt lên và xử lý chống thấm lại là được.
Lưu ý : Cần phải dán thêm lưới thủy tinh vào để gia cường thêm.
Tuy nhiên theo kinh nghiệm của chúng tôi , đối với nhà vệ sinh cũ đã bị thấm, mốc thì nên xử lý chống thấm lại toàn bộ là cách tốt nhất, lâu dài nhất. Vì chi phí sửa chữa cho từng hạng mục đôi khi cao hơn phương án chống thấm lại toàn bộ
  • Cam kết với khách hàng
  • Chúng tôi cam kết xử lý triệt để hiện tượng thấm, dột cho quý khách với phương án hiệu quả nhất và giá thành hợp lý nhất.
  • Chúng tôi sẽ hoàn tiền 100% nếu như bị thấm lại.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí : 0977.158.113

Chia Sẻ :

.
.
.