Ngôn ngữ
Quy trình thi công chống thấm bằng màng khò nhiệt

Quy trình thi công chống thấm bằng màng khò nhiệt

Quy trình thi công màng khò chống thấm hiệu quả nhất

 

Với ưu điểm chịu nhiệt, khả năng chống thấm cao,… Thi công màng khò chống thấm bitum ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hạng mục công trình. Vậy quy trình thi công như thế nào chúng ta cùng đi phân tích nhé! Trước hết chúng ta cùng đi tìm hiểu qua về ứng dụng của màng chống thấm trong những hạng mục công trình nào?

 

thi công màng khò chống thấm

Ứng dụng trong màng chống thấm trong các hạng mục công trình

Màng chống thấm khò nóng được sản xuất từ hỗn hợp giàu bitum và hợp chất polymers APP chọn lọc. Bên trong màng Bitum được gia cố bằng lưới polyester sản xuất theo phương pháp Spunbond không đan bên trong màng. Giúp màng có độ bền, dẻo, dai, đàn hồi, chịu nhiệt độ va đập cơ học tốt hơn.

Màng bitum thường được sử dụng rộng rãi trong các hạng mục chống thấm như:

✦ Chống thấm nhà vệ sinh

✦ Chống thấm bên dưới lòng đất cho các bề mặt bê tông và vữa trát

✦ Sàn mái, ban công tầng hầm

✦ Lót đáy hồ chứa nước, chất thải công nghiệp.

Quy trình thi công bằng màng khò nóng bitum 

Nguyên lý của phương pháp này đó là làm sạch bề mặt, quét lớp lót Primer gốc bitum và khò để nhựa bitum lỏng thấm đều vào bề mặt sàn rồi lăn màng chống thấm. Sau đó trát xi măng cát để bảo vệ lớp màng.

Các bước cụ thể trong quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng gồm:

1/ Chuẩn bị bề mặt chống thấm

✦ Ở khâu này phải đảm bảo bề mặt sạch sẽ, làm sạch cát, bụi, đá, dầu mỡ…không còn các lớp vảy bê tông. Có thể dùng bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay.

✦ Bề mặt chống thấm phải tương đối bằng phẳng, đục bỏ những phần thừa và trám vá lại những phần lõm.

Với trường hợp các sàn bê tông là sàn lệch như khu WC, sênô,… thì ngoài phần gờ hông bê tông giật cấp, phần gờ hông chân tường bao xây gạch tô vữa ngay bên trên sẽ được xử lý gia cố chống thấm cao thêm tối thiểu 200mm. Điều này để tránh nước thấm loang chân tường sử dụng thực tế sau này.

✦ Phơi khô tự nhiên mặt bê tông hoặc dùng dụng cụ thổi khô khi cần thiết.

➤ Khâu chuẩn bị bề mặt tốt giúp cho công việc dán màng chống thấm đạt hiệu quả và an toàn cao.

2/ Đo, cắt màng chống thấm

Khi tiến hành xong vệ sinh sạch sẽ bề mặt khu vực cần chống thấm. Chúng ta tiến hành đo bề mặt kết cấu, đo cắt và trải màng chống thấm. Khi đo cắt chúng ta cần chú ý:

✦ Quá trình đo cắt cần đảm bảo các mép nối cần chồng lấn lên nhau từ 50mm đến 60mm. 

✦ Tại các chân tường xung quanh khu vực chống thấm cần được cắt dán màng lên cao từ 200 – 250mm.

✦  Tại các khu vực xung yếu  như góc tường, cổ ống xả, ống thoát, hộp kỹ thuật… cần có thêm các miếng màng gia cố.

3/ Sơn lót bề mặt

Tiến hành quét lớp lót Primer gốc bitum lên bề mặt sàn một lớp mỏng để tăng cường độ bám dính cho tấm trải trước khi dán.

Chú ý: Quá trình sơn lót bề mặt nên tiến hành sau khi đo, cắt màng chống thấm giúp quá trình đo cắt được thuận lợi mà không ảnh hưởng bởi lớp sơn lót. 

 

4/  Khò màng

Sử dụng đèn khò gas, khò phần dưới của màng đến khi bề mặt bitum có độ nóng và bắt đầu chảy mềm. Lúc đó màng đạt khả năng bám dính tốt nhất để thi công dán. Công đoạn khò yêu cầu thợ phải thật kinh nghiệm, tránh trường hợp khò quá nóng dẫn đến màng nóng chảy, thủng màng.

Các bước tiến hành như sau:

✦ Đặt các tấm màng vào vị trí cần chống thấm để chuẩn bị dán và chuẩn bị các dụng cụ đèn khò thổi lên các tấm trải. Kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi khò dán. Bảo đảm bề mặt khò của màng phải được úp xuống dưới.

✦  Sau đó dùng đèn khò khò nóng bề mặt bê tông và bề mặt màng chống thấm làm cho chất bitum trên bề mặt màng tan chảy dính vào bề mặt kết cấu đã được vệ sinh.

Quá trình thi công cần sử dụng lực cơ học ép phần màng ở khu vực đã khò. Để tạo một bề mặt phẳng khi hoàn thiện, tránh hiện tượng nhốt bọt khí.

Khi dán cần điều chỉnh lửa đèn khò cho phù hợp. Sao cho đủ để làm tan chảy lớp hợp chất bitum trên bề mặt màng để dán. Tránh dùng lửa quá lớn đặc biệt là trong thời gian dài, ở các khu vực gần các đường ống, hộp kỹ thuật, đường điện…

5/ Chồng mép, hàn kín và gia cường

✦ Tại vị trí chồng lấn dùng đèn khò đốt nóng chảy mép màng. Dùng bay thi công miết mạnh để làm kín phần tiếp giáp. Tổ chức thi công từ vị trí thấp nhất và đi về hướng cao dần (nếu bề mặt có độ dốc).

✦ Tại các vị trí yếu như góc tường, khe co giãn. Cổ ống cần phải hàn gia cố thêm nhiều lớp màng. Thao tác tại các khu vực này cần đặc biệt cẩn thận. Vì nó có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng bám dính của màng và tuổi thọ của công trình chống thấm. 

 

6/ Kiểm tra và nghiệm thu chống thấm

Để đảm bảo công trình chống thấm thành công. Kiểm tra bằng cách – phần chống thấm sau khi hoàn thành sẽ phải quây lại. Bơm nước vào đó ít nhất 24h trước khi bàn giao công trình. Để có thể đảm bảo khu vực vừa thi công xong không còn bị thấm nước nữa.

Sau khi kiểm tra thi công hệ thống màng chống thấm. Lập tức phải làm lớp bảo vệ, tránh làm rách, hỏng màng… Do vận chuyển dụng cụ, thiết bị, đặt thép,… Nếu để lâu, màng sẽ bị bong rộp khỏi bề mặt dán do sự co giãn dưới tác động thay đổi nhiệt độ. Nên thi công lớp bảo vệ trong thời gian sớm nhất có thể. 

Quy định an toàn khi thi công màng khò nóng 

Khi thi công màng khò chống thấm cần phải thực hiện quy định an toàn trong suốt quá trình thi công khò nóng: 

✦ Không hút thuốc không hàn điện trong một khoảng không gian gần.

✦ Cách ly bình gas tại một khu vực an toàn mặc đồ bảo hộ, găng tay,…

✦ Đảm bảo phải có sự thông không khí tại khu vực thi công.

Chia Sẻ :

.
.
.