Ngôn ngữ
Thi công chống thấm tại Đặng Xá, Gia Lâm

Thi công chống thấm tại Đặng Xá, Gia Lâm

Thi công chống thấm bằng màng khò nóng Rockal 3.0mm mặt cát

7 công đoạn thi công chống thấm bằng màng khò

  1. Chuẩn bị vật liệu, trang thiết bị

    Màng khò, vật liệu lót, công cụ thi công

  2. Chuẩn bị bề mặt thi công

    Làm phẳng, nhẵn, sạch bề mặt và để khô

  3. Đo và cắt màng

    Đo chính xác để các mép chồng lên nhau 5-6 cm

  4. Quét lớp lót

    Quét Membrane để tăng kết dính cho màng

  5. Khò màng và dán màng nhiệt

    Dùng máy khò gas để làm mềm mặt dưới màng khò và dán

  6. Khò dán chồng mép, hàn kín và gia cố

    Hàn chồng mép các tấm màng khò với nhau

  7. Test thấm và nghiệm thu công trình

    Kiểm tra khả năng chống thấm để nghiệm thu

    ➢ Chuẩn bị vật liệu, trang thiết bị

    Cần tính toán chuẩn bị đầy đủ lượng vật tư gồm vật liệu quét lót, màng khò, khí đốt máy khò. Các trang bị chống thấm đầy đủ như thiết bị vệ sinh bề mặt, máy khuấy, trang bị bảo hộ lao động, máy khò nhiệt.

    ➢ Chuẩn bị bề mặt thi công

    Cũng như thi công chống thấm bằng các vật liệu khác. Chống thấm bằng màng khò nhiệt (khò nóng) thì việc chuẩn bị bề mặt thi công cũng quan trọng hàng đầu. Bề mặt thi công thường được tính là mặt ngang (và phần mặt đứng phía chân tường tới độ cao hơn sàn hoàn thiện khoảng 20-40 cm)

    Bề mặt phải phẳng: Những phần lõm cần trám lại, những phần thừa cần đục bỏ.

    Đảm bảo bề mặt sạch sẽ: Sau khi làm phẳng bề mặt, cần cọ sạch những rêu mốc, dầu mỡ,… (những chất bám trên bề mặt bê tông). Sau đó dùng chổi nhựa quét sạch. Nếu có thể thì rửa sạch bề mặt bằng nước rồi để khô ráo. Hoặc dùng máy thổi và hút bụi chuyên dụng.

    ➢ Đo và cắt màng

    Do màng khò nóng được sản xuất thành cuộn, nên cần phải đo cắt để phủ lên bề mặt cần chống thấm. Phải lưu ý những việc sau:

  8. Cần đảm bảo các mép (mí nối) chồng lên nhau từ 5 – 6 cm. Không được ít hơn vì đây là khu vực yếu điểm của màng khò.
  9. Các khu vực mép tường, chân tường phải được dán cao thêm từ 20-25cm tính từ mặt hoàn thiện. Thông thường, có thể lấy 40 cm tính từ bề mặt dán màng.
  10. Các khu vực cực yếu điểm của màng khò phải kể đến là các góc tường, cổ ống. Và các điểm gồ ghề, giật cấp nói chung. Những điểm này cần thêm miếng màng gia cố.
  11. Ngay sau khi test nước, kiểm tra khả năng chống thấm thành công. Phải lập tức thi công lớp bảo vệ (láng vữa). Tránh để lâu màng có thể bị bong rộp bởi co giãn nhiệt khi tiếp xúc nhiệt độ trực tiếp. Nên thi công lớp bảo vệ càng sớm càng tốt sau khi test nước.

    Không đổ các vật liệu rác, gạch vỡ, xỉ, cát.. lên trước khi cán lớp bảo vệ. Vì chúng có thể làm rách màng! Điều này cũng tương tự thi công các loại màng lạnh.

    ➢ Quét lớp lót

    Sau khi đo cắt màng, trải ra toàn bộ diện tích cần thi công. Bắt đầu quét lót lớp nhũ tương gốc bitum lên bề mặt cần dán màng. Đợi cho bề mặt lót khô lại.

    ➢ Khò màng và dán màng nhiệt

    Trải tấm màng bitum lên vị trí chuẩn bị dán. Kiểm tra kỹ, đảm bảo tuân thủ các mép đè lên tấm bên cạnh 5-6 cm. Đồng thời, mặt cần khò phải ở phía dưới.

    Việc khò màng sử dùng đèn khò gas chuyên dụng. Khò phần dưới của màng đến khi bề mặt dưới màng chảy mềm (nhũn nhũn). Đồng thời khò lên lớp lót để chúng chảy thấm vào bề mặt bê tông. Rồi dán màng khò xuống bề mặt đã lót nhũ tương bitum.

    Lưu ý: Việc khò cần quen tay, kinh nghiệm, sao cho vừa đủ tan hợp chất bitum trong màng để dán. Tránh khò quá tay làm chảy, thủng màng! Đặc biệt phải cẩn thận khi khò gần đường ống, hộp kỹ thuật, đường điện,…

    Khi dán màng xuống bề mặt cần chống thấm đến đâu, thì sử dụng lực cơ học để ép nó xuống đến đó. Sao cho dính thật chặt và không bị bọt khí. Có thể dùng chân với công trình nhỏ. Hoặc dùng một thiết bị lu lăn.

    ➢ Khò dán chồng mép, hàn kín và gia cố

    Những vị trí mép màng chồng lên nhau, cần dùng đèn khò làm nóng chảy mép màng. Sau đó miết cho dính vào nhau. Nếu mặt bằng dốc, thi công từ nơi thấp về nơi cao hơn để không gây lỗi hở khe.

    Các khu vực giật cấp như mép tường, hộp kỹ thuật hay các mạch khe co giãn cần gia cố thêm nhiều lớp màng. Đây là những điểm “khó” và tiềm ẩn nhiều rủi ro bị hư hại, gây thấm về sau. Và yếu điểm chết người này khiến màng khò bị các loại màng quét lạnh qua mặt.

    ➢ Test thấm và nghiệm thu công trình

    Khu vực làm chống thấm sau khi để nguội, cần được bơm ngập nước vào để kiểm tra khả năng chống thấm khoảng 1-3 ngày. Nếu xảy ra thấm thì sẽ phải kiểm tra để khắc phục mới có thể nghiệm thu.

Chia Sẻ :

.
.
.